Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa vụ Đông xuân 2024-2025
Ngày đăng:
13:58 | 12/12
Lượt xem:
6
Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa vụ Đông xuân 2024-2025
Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa vụ Đông xuân 2024-2025
Để giúp bà con nông dân tổ chức sản xuất lúa vụ Đông xuân 2024-2025 đạt
hiệu quả. Trung tâm Kỹ Thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước hướng dẫn một
số biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Thời vụ và cơ cấu giống
Bố trí lúa trổ từ ngày 20/3 – 05/4/2025, trổ tập trung từ ngày 25 – 31/3/2025,
thu hoạch xong trước 05/5/2025. Tuỳ theo thời gian sinh trưởng (TGST) của từng
giống lúa, bố trí lịch gieo sạ cụ thể như sau:
1.1 Nhóm giống ngắn ngày (TGST dưới 105 ngày): Gieo sạ từ 05/01 –
10/01/2025.
- Nhóm giống chủ lực: Cơ cấu khoảng 60% diện tích: Hương thơm số 1
(HT1), PC6, Hương Châu 6.
- Nhóm giống bổ sung: Cơ cấu khoảng 30% diện tích: DCG66, Q.Nam9,
HN6, BĐR57 và ML232.
- Nhóm giống triển vọng: Cơ cấu khoảng 10% diện tích: Khang dân 28, BG6,
DDH và Dibariee 13/2.
1.2. Nhóm giống trung ngày (có TGST từ 105 – 115 ngày): Gieo sạ từ
30/12/2024 – 05/01/2025.
- Nhóm giống chủ lực: Cơ cấu khoảng 60% diện tích: Thiên ưu 8, TBR225,
Bắc Thịnh, Hà Phát 3, HG12, VNR10 và ĐT100
- Nhóm giống bổ sung: Cơ cấu khoảng 30% diện tích: BC15, VNR20, Đài
Thơm 8, VN 121 và TBR97
- Nhóm giống triển vọng: Cơ cấu khoảng 10% diện tích: QC03, TBR87, PY2,
BĐR 999, QB19, Sơn Lâm 1, Hương Xuân, Hương Bình, ĐB 18, và ĐT 68
* Tỉnh chủ trương không sử dụng giống dài ngày (trên 115 ngày). Một số địa
phương người dân vẫn còn tập quán dùng giống dài ngày như 13/2, Xi23, khuyến
cáo bố trí gieo sạ sớm hơn sao cho lúa trổ tập trung từ ngày 25 – 31/3/2025.
2. Một số biện pháp kỹ thuật đầu vụ
2.1. Làm đất
- Làm đất, cày bể sớm, vệ sinh đồng ruộng diệt trừ tàn dư sâu bệnh hại ở vụ
trước, đắp bờ lỡ, cải tạo chỉnh trang lại ruộng bị bồi lấp.
- Bón lót: vôi (20–25 kg/sào), lân (20–25kg/sào), phân hữu cơ (300–
500kg/sào)
- Lên luống từ 1,5 – 1,8 m để thoát nước mặt ruộng được tốt, ruộng thông
thoáng, hạn chế sâu bệnh.
2.2. Lượng giống sạ (cho 1 sào): Sạ hàng: 1,0–1,2 kg (lúa lai), 2,0–2,5 kg
(lúa thuần); sạ vãi: 2,0–2,5 kg (lúa lai), 3,0–3,5 kg (lúa thuần).2
2.3. Bón thúc phân (tính cho 1 sào: 500m2 )
- Bón thúc lần 1: Sau sạ 10–12 ngày, tỉa dặm kết hợp bón (2–3kg) Urê +
(2–3kg) KaliClorua
- Bón thúc lần 2: Sau sạ 20 – 22 ngày, bón 2 – 3kg Urê.
2.4. Diệt chuột
- Dọn sạch các gò đống, bụi rậm, bờ cỏ để hạn chế nơi cư trú của chuột.
- Cần phát động toàn dân triển khai thực hiện, xác định khu vực lưu trú tập
trung của chuột; ra quân đồng loạt đào bắt, tìm kiếm các hang ổ chuột, hun khói,
đổ nước... kết hợp đặt bẫy, bả ở những khu vực chuột thường xuyên qua lại. Chú
ý, trong quá trình đào bắt hang ổ chuột không làm hư hỏng công trình thủy lợi.
- Diệt trừ chuột hại phải mang tính cộng đồng và toàn diện.
2.5. Diệt ốc bươu vàng
- Thu gom ốc bươu vàng và ổ trứng ở trên ruộng, ao, hồ, kênh mương,
sông suối để tiêu diệt.
- Khi mật độ ốc trong ruộng quá cao, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để
diệt trừ. Lưu ý: Khi sử dụng thuốc trừ ốc, trong ruộng phải có nước (từ 3 – 5 cm)
và giữ nước trong 3 ngày sau khi phun.
- Không trộn thuốc với giống lúa để sạ tránh thuốc tiếp xúc với mầm lúa, có
thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng phát triển của cây lúa.
2.6. Quản lý cỏ dại trên đồng ruộng:
- Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ (tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm) thích
hợp cho từng chân ruộng, cách sử dụng phải tuân theo hướng dẫn trên nhãn
thuốc, phun thuốc khi ruộng đủ độ ẩm.
- Không hỗn hợp thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm để phun.
- Không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 200C (dễ
gây ngộ độc cho lúa).
- Không được dùng thuốc trừ cỏ nhóm không chọn lọc (thuốc khai hoang)
để trừ cỏ trên ruộng lúa
2.7. Về quản lý dịch hại
Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chuyên
môn, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.
Tác giả:
Lê Phước Tình
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: