Đề cương tuyên kỷ niệm 76 năm thành lập Đảng bộ xã 21/7/1947-21/7/2023
Ngày đăng:
17:57 | 19/07
Lượt xem:
53
Đề cương tuyên kỷ niệm 76 năm thành lập Đảng bộ xã 21/7/1947-21/7/2023
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ XÃ 21/7/1947-21/7/2022
Khái quát vài nét về lịch sử hình thành Xã tiên ngọc:
Trước năm 1945 Tiên Ngọc có 2 xã nhỏ là Hoà Tân gồm 4 thôn và xã Dương Đồng gồm 2 thôn. Đến năm 1946 xã Hoà Tân và Dương Đồng nhập lại thành xã Hoà Đồng. đến đầu năm 1948 xã hòa đông đổi tên thành xã Tiên Ngọc.
Địa hình xã Tiên Ngọc: - phía đông giáp xã TCảnh
- Phía bắc giáp xã Tiên Châu và một phần xã bình lâm huyên hiệp đức
- Phía Tây giáp xã Tiên Lãnh
- Phía Nam giáp xã tra đốc huyện bắc Trà My
- Phía nam và đông nam giáp xã Tiên hiệp
Trải qua các thời kỳ đấu tranh gian khổ. Nhân dân xã Tiên ngọc luôn nêu cao truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường, bất chấp mọi gian khổ hy sinh, một lòng một dạ đi theo Đảng, theo cách mạng, ủng hộ cách mạng nhiều của cải vật chất, tính mạng và tấm lòng son sắc thuỷ chung.
Với đặc điểm tình hình trên, kẻ thù ra sức đánh phá quê hương Tiên Ngọc bằng nhiều cách ác liệt, ngày đêm dùng máy bay phản lực ném bom theo toạ độ, ném bom theo chỉ điểm, dùng pháo tầm xa, pháo cực nhanh, máy bay B52, máy bay C130, máy bay lên thẳng rải chất độc hoá học, ném bom, bắn như trút đạn làm cho nhà cửa tiêu tan, ruộng vườn và hoa màu bị huỷ hoại làm ô nhiểm môi trường sống.
Chúng liên tiếp mỡ các đợt càng quýet, lấn chiếm, lập ấp, gom dân, thành lập bộ máy chính quyền thôn, ấp kèm kẹp bóc lột nhân dân. Đàn áp những gia đình có người thân tham gia cách mạng.
Nhưng với truyền thống yêu nước, lòng tin tưởng vao Đảng, nhân dân Tiên Ngọc không hề nao núng, trước những âm mưu thủ đoạn và hành động tàn ác của kẽ thù. Giặc càng hung ác và xảo quyệt thì nhân dân Tiên Ngọc, càng trở nên dũng cảm kiên cường.
Trong kháng chiến chống Pháp nơi đây là căn cứ nuôi thương binh và sán xuất lương thực của tỉnh. Trong kháng chiến chống mỹ Tiên Ngọc là hậu phương vững chắc tin cậy của Đảng. Được Đảng chọn làm nơi ở của các cơ quan chỉ đạo của huyện uỷ Tiên Phước, tỉnh uỷ Quảng Nam và cũng là nơi xuất phát những trận tiến công vào các căn cứ giặc tại Phước Lâm, Tiên phước mở rộng ra chiến dịch vượt sông Tiên giải phóng 3 xã Sơn, Cẩm, Hà, 8 xã tây quế Sơn và tây Thăng Bình, là đường dây liên lạc chiến lược của quân khu 5.
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, nhất là từ khi có Đảng Cộng Sản Việt nam lãnh đạo. Tiên Ngọc đã đi vào lịch sử của dân tộc với truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẽ vang.
Tiên Ngọc mảnh đất con người từ quá trình đấu tranh yêu nước đến cách mạng tháng 8 năm1945:
Trước khi có Đảng lãnh đạo nhân dân Tiên ngọc phải chịu dưới sự cai trị đàn áp của chế độ thực dân Pháp và bọn phong kiến địa chủ ở nông thôn.
Về nông nghiệp tất cả ruộng đất tốt đều do bọn địa chủ cường quyền canh tác. Nhân dân lao động phải chịu cảnh nô lệ, lầm than, làm thuê ở đợ, thiếu manh áo lành, thiếu bát cơm vơi, thuế nặng sưu cao. “thuế thân, thuế ruộng, thuế lao dịch” Do chế độ thực dân phong kiến đàn áp, bất công.
Hoà nhịp với phong trào cách mạng thế giới, với lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh của dân tộc. Năm 1930 Đảng ta ra đời, lãnh đạo toàn dân làm cách mạng. Phong trào đấu tranh yêu nước ngày càng được phát triển lớn mạnh, được nhân dân hết lòng ủng hộ, bọn thực dân Pháp không đàn áp được phong trào cách mạng.
Đầu năm 1942 phong trào cách mạng đã được phát triển ở thạnh bình cũng thời gian này tại Tiên Ngọc có ông Huỳnh Ân và ông Đỗ Thông, tuyên truyền giác ngộ và tổ chức hoạt động cách mạng, chống các tổ chức chính quyền thanh niên đoàn xã Thủ lĩnh của Nhật ở địa phương.
Cách mạng tháng tám 1945 thắng lợi. ngày 02 tháng 9 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Trong cao trào cách mạng tháng 8, tại xã Tiên Ngọc có ông Huỳnh Ân và ông Đỗ Thông lãnh đạo cùng nhân dân nổi lên đấu tranh cướp chính quyền từ trong tay bọn bù nhìn tay sai.
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng. bọn Lý trưởng, Hương mục đều đầu hàng và nộp ấn tín cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Toàn, Huỳnh Ân và ông Đỗ Thông cùng nhân dân thành lập chính quyền cách mạng lâm thời do ông Huỳnh Ân làm chủ tịch ủy ban lâm thời xã Hòa Tân, ông Đỗ Thông làm chủ tịch ủy ban lâm thời xã Dương Đồng.
Tiên ngọc sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975:
Tháng 12/1945, căn cứ vào các chủ trương của TW và tỉnh ủy về xóa bỏ đơn vị tổng, huyện của chế độ cũ để hình thành đơn vị HC mới gồm 3 cấp tỉnh, huyên, xã, Mặt trận Việt minh trợ quyên (tên giọi của mặt trân VM huyện TP lúc bấy h. Đã tích cự chỉ đạo các địa phương sáp nhập các đơn vị xã cũ để thành lập ĐV xã mới và chuẩn bị cho bầu cử HĐND và UBND cấp xã, huyện.
Thực hiện chủ trương trên, vào đầu tháng 2/1946, 2 xã hòa tân và dương đồng sáp nhập thành xã hòa đồng và thành lập UBCM lâm thời xã hòa đồng, do Đ/c Huỳnh Ân làm chủ tịch, đ/c Đỗ Thông phó chủ tịch, tiếp đến vào ngày 17/2/1946 cùng với ĐVHC xã mới được thành lập trên địa bàn huyện TP, xã Hòa đồng bầu ra HĐND xã. Đ/c Huỳnh Ân tiếp tục được bầu làm CT, đ/c Nguyễn Thái giữ chức PCT, đ/c Đỗ Thông làm thư ký.
Đầu năm 1947 tại nhà ông Lê Tánh ( thôn 3) dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Tề cán bộ tỉnh ủy và đồng chí Đỗ Ngọc Luyện cán bộ huyện uỷ về tổ chức học tập NC về Đảng cho 6 cán bộ xã, với tinh thần bí mật qua tài liệu cuộc cách mạng tư sản dân quyền và điều lệ Đảng Cộng Sản Đông dương. Ngày 21/7 Năm 1947 huyện uỷ Tiên phước về tổ chức kết nạp Đảng tại nhà ông Lê Tánh, thôn 3 cho 6 đồng chí đảng viên, gồm Lê Tánh, Huỳnh Ân, Đỗ Thông, Lê Mực, Nguyễn Thái và Võ Thích.
Tuy vừa mới được kết nạp nhưng các đ/c Lê Tánh, Huỳnh Ân, Đỗ Thông được công nhận là Đảng viên chính thức do được giác ngộ và tham gia vào MTVM trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, và thành lập chi bộ Đảng lấy tên là chi bộ hòa đồng, đ/c Lê Tánh được chỉ định làm BT.
Đến đầu năm 1948 xã hòa đồng được đổi thành xã Tiên Ngọc, đồng thời chi bộ hòa đồng cũng đổi tên thành chi bộ xã tiên ngọc. Chi bộ tiến hành đại hội bầu ra chi ủy đ/c Lê Tánh được bầu BT chi bộ, đến thời điểm này chi bộ có 16 đảng viên.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ toàn quốc, tỉnh uỷ chủ trương xây dựng miền núi chọn Tiên Ngọc làm căn cứ của tỉnh, trong giai đoạn đó Đảng đã hoạt đông vững mạnh và Tiên Ngọc là vùng căn cứ của tỉnh.
Vào đầu năm 1950 hưởng ứng lời kêu goị của Đảng, chính phủ xây dựng quỹ kháng chiến với tên giọi là “quỹ chuyển mạnh”. Nhân dân Tiên Ngọc đã hưởng ứng đóng góp mỗi gia đình đóng góp cho cách mạng ít nhất 1/3 lúa gạo và gia súc hiện có của gia đình, trung bình mỗi gia đình đóng góp được khoảng 30 đến 40 ang lúa, 1 con trâu, bò hoặc 1 con heo cho CM, kết quả đã đóng góp được hơn 8,500 ang lúa, khoảng 30 con trâu bò và hơn 110 con heo, số lúa gia suc đã được xã chuyển giao về kho thóc kháng hiến của huyện.
Chi bộ, chính quyền và MT xã đã động viên các gia đình đưa được hàng chục thanh niên lên đường nhập ngũ và hàng trăm người đi dân công phục vụ tiền tuyến ở các chiến trường như hiên, giằng, tây nguyên, hạ lào, để vận chuyển súng đạn, lương thực, tải thương phục vụ kháng chiến, tiêu biểu nhất có bà Võ Thị Đáo đã cống hiến nhiều sức lực của mình đến những nơi như: Mang đen, măng bút tây nguyên và hạ lào. Góp phần làm nên chiến thắng lịch sử điện biên phủ chấn động địa cầu. buộc thực dân pháp phải ký hiệp định Gieneve, hòa bình lại trên nửa nước.
Sau khi hiệp định Gieneve được ký kết ở Miền nam Đảng ta chủ trương chuyển vào thế hoạt động bí mật, trên cơ sở phân tích tình hình địch và chủ trương của ta về tình hình đình chiến, chuẩn bị hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất tổ quốc. nên lực lượng ta có một số tập kết ra Bắc, còn số ở lại chuyển vào hoạt động bí mật, bí mật xây dựng cơ sở quần chúng, hướng dẫn nhân dân học tập các điều khoản trong bản hiệp định đình chiến. Đồng thời giải thích cho nhân dân thấy rõ âm mưu thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt của địch, để nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước tin Đảng, sẳn sàng đấu tranh để bảo vệ hiệp định.
Vào cuối tháng 8 năm 1954, đ/c Dương Đình Tú, huyện ủy Tiên Phước, tổ chức đợt sinh hoạt chính trị cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng trung kiên của đảng trên địa bàn xã Tiên Ngọc, để phổ biến những nội dung do huyện ủy xác định trong đó có tài liệu "Dũng khí cách mạng" đã được cán bộ Đảng viên thảo luận kỹ, sôi nổi góp phần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ của người Đảng viên cộng sản, đ/c Dương Đình Tú đã chỉ đạo giải thể Chi bộ xã Tiên Ngọc để thành lập 2 chi bộ theo 2 đơn vị làng xã cũ, chi bộ Hòa Tân, gồm các đồng chí Lê Cửu, Lê Thắng, Lê Tánh, do đ/c Lê Cửu làm Bí thư. chi bộ Dương Đồng gồm các đ/c Nguyễn Trình (A), Nguyễn Trình (B), Đoàn Cừu do đ/c Nguyễn Trình (A) làm Bí Thư đây là 2 chi bộ hoạt động bí mật. Những Đảng viên còn lại được phép về sống với gia đình và tự do làm ăn với nhân dân.
Đảng viên thuộc 2 chi bộ Hòa Tân và Dương Đồng đã khôn khéo linh hoạt, chỉ đạo hướng dẫn sắp xếp lại các tổ chức quần chúng phù hợp với tình hình mới, như lập các tổ sản xuất theo nghề nghiệp, hội cứu trợ, đội trợ tang, đội bóng chuyền vv, ngoài ra còn tổ chức cho bộ phận thanh niên, dân quân du kích giúp các cơ quan của Tỉnh và liên khu 5, công binh xưởng QB150, trại sản xuất sơ tán và cất giữ tại liệu, trang thiết bị, phân phát lúa gạo, muối từ các kho phục vụ kháng chiến đến từng gia đình cất giữ tránh rơi vào tay kẻ thù khi chúng đến tiếp quản.
Từ cuối năm 1955-1960 địch tổ chức 2 đợt huấn chính “tố cộng” và “diệt cộng”, trước mắt chúng bắt nhân dân phải chỉ điểm những nơi ẩn náu của cán bộ đảng viên cộng sản, cưỡng bức phụ nữ là những người có chồng là đảng viên cộng sản hoặc đi tập kết hoặc đã đi khỏi địa phương phải tuyên bố ly dị chồng. Chúng tung các khẩu hiệu “tống tà Cộng sản”, “Thành khẩn là tự cứu, ngoan cố là tự sát”, “Dung cộng là phản quốc” để đe dọa và buộc nhân dân tố giác cán bộ CM.
Các đ/c cán bộ chủ chốt của xã như Huỳnh Ân, Đỗ Thông bị bắt tập trung về quận lỵ TP huấn chính 3 tháng. Đồng thời chính quyền Ngô đình diệm còn thành lập tại xã một “ban tố cộng” ra sức truy lùng bắt cán bộ, đảng viên , những người yêu nước của xã.
Chúng bắt nhưng người bị quản thúc phải vào rừng chặt cây, cắt tranh về dựng trại “huấn chính” tại thôn 2, để thực hiện mưu đồ tẩy não cộng sản mà thực chất là tra tấn cán bộ, đảng viên những người yêu nước. Mỗi đợt huấn chính kéo dài 1 tháng đến 2 tháng, các đ/c Nguyễn trình A, Lê Tánh, Võ Thành, Đoàn cừu, Lê Cửu, Nguyên Trình B bị chúng quản thúc và tra tấn.
Ban ngày chúng cho học tập những nội dung phản động như “Tội ác của CNCS” đối với dân tộc. Ban đêm chúng bắt mọi người quỳ sám hối đến tận nửa đêm, mắt phải nhìn thẳng vào ngọn đèn đặt trên một cái giá phía trước, những ai không nghe chúng thuyết giảng hoặc tỏ thái độ không tán thành thì chúng đánh đập như đổ nước vôi và xà phòng vào miệng bắt uống no rồi lấy chân đạp lên bụng cho nước trào ra, dùng kim bạc cắm vào các đầu ngón tay, châm điện, dùng dây cột vào 2 ngón chân cái rồi treo ngược lên nóc nhà. (Nhiều cán bộ, Đảng viên và quần chúng trung kiên của CM hoặc đã chết hoặc tàn phế suốt đời)
Trước tội ác da man của kẻ thù một số đ/c như Huỳnh Ân, Đỗ Thông phải chạy vào rừng để trốn sự truy nã của kẻ thù. Tuy bị kẻ thù đàn áp dã man, nhưng cán bộ, đảng viên và nhân dân xa tiên ngọc vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh CM, hơn nữa chính sự tàn bạo của kẻ thù càng làm cho ý chí yêu nước của cán bộ và nhân dân xã tiên ngọc vươn lên gấp bội một lòng một dạ tin tưởng vào ngày thắng lợi, vùng lên giỉa phóng quê hương.
Thời kỳ 1961 đến 1975: trong giai đoạn này Đảng ta tiếp tục hoạt động rộng khắp, với tinh thần quyết tâm giải phóng một số xã miền núi như Tiên Lãnh, Tiên Ngọc.
Chiều ngày 28 tháng 10 năm 1961 đội công tác huyện do đ/c Huỳnh Văn Đào làm đội trưởng, phối hợp với đơn vị H30 tỉnh do đ/c Huỳnh Kim Anh chỉ huy từ căn cứ nước oa (trà my) tập kết về bờ sông tranh (Tiên Lãnh), cùng với LLDQ 2 xã Ngọc, Lãnh, bí mật vượt sông tranh giải phóng 2 xã Lãnh, Tiên Ngọc, đúng 19 h ngày 29/10/1961, các đơn vị thực hiện vượt sông tranh tiến thẳng vào TL đến 2 h sáng ngày 30/10/1961 các LLCM đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch tại trung tâm xã TL. Bộ phận còn lại của chúng do 2 viên sỹ quan Hóa Và Vui chỉ huy phải bỏ Tiên Lãnh chạy về thôn 2 tiên ngọc. Thừa thắng các LLCM tiếp tục tấn công và đến sáng ngày 2/11/1961 đã giải phóng xã Tiên ngọc. “thực tế lịch sử, ngày 30/10/161 TL được giải phóng, ngày 2/11/1961 TN được giải phóng, nhưng để thống nhất chung nên đã chọn ngày 30/10/1961 làm ngày mở ra vùng giải phóng Lãnh, Ngọc.”
(phản ánh về ý nghĩa của việc giải phóng hai xã Tiên lãnh và Tiên Ngọc vào cuối năm 1961, nhân dân 2 xã đã truyền nhau 2 câu thơ đầy xúc động, như bừng nắng ấm sau cơn giông bão, như mùa xuân về xóa cảnh trời đông)
Sau khi quê hương được giải phóng,chi bộ xã Tiên Ngọc kịp thời được tái lập, gồm các đ/c Huỳnh Ân, Đỗ Thông, Lê Tánh, Lê Minh, Lê Mực, Lê Cửu, Lê Thắng, Võ Thích, Nguyễn Trình (B), Nguyễn Trình (A) do đ/c Nguyễn Trình (B) làm Bí Thư, Lê Tánh làm CT, Đỗ Thông làm PCT, Nguyễn Trình (A) làm thư ký. Đi đôi với việc hình thành lực lượng quân sự, các đoàn thể giải phóng được thành lập như.
Mặt trận DT giải phóng xã được thành lập do đ/c Lê Tánh kiêm chức chủ tịch
Hội nông dân giải phóng do đ/c Lê Cửu làm BT.
Hội thanh niên giải phóng do đ/c Lê Thắng làm BT.
Cùng với việc củng cố xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Chi bộ đã quyết định thành lập đơn vị du kích xã do ông Lê Mực làm xã đội trưởng chỉ huy với 11 đ/c, được trang bị 6 khẩu súng, tuy vũ khí thiếu thốn nhưng LLDK xã cũng đã phối hợp với du kích xã tiên lãnh do đ/c Lê Xuân Nhân chỉ huy vạch ra nhiều PA chống trả địch phản kích rất hiệu quả, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Lnahx, Ngọc.
Ngày 18/11/1961 cay cú trước việc để mất 2 xã TL, TN, quân địch đã điều 2 tiểu đoàn chủ lực có máy bay trực thăng yểm trợ đổ bộ vào thôn 2 tiên ngọc để phối hợp với một cánh quân khác từ an lâm, na sơn đột nhạp vào tiên lãnh, những những cánh quân này của chúng bị du kích 2 xã Lãnh, Ngọc phối hợp với trung đội 39 thuộc H30 đánh tan. Buộc chúng dồn vào ấp Chiến lược ntại thôn TN.
Cay cú với thất bại nêu trên ngày 23/11/1961, Quân đội sài gòn đã điều 1 LL lớn , gồm một tiểu đoàn dân vệ chủ lực, 1 đại đội bảo an cùng các tổng đoàn dân vệ của 4 quận TP, Hiệp đức, thăng bình và hậu đức, do trung úy bảo an Phan Thanh Xuân và Trung úy Lê Văn Sáu chỉ huy; bên cạnh còn có 1 trung đội pháo 105 ly yểm hộ cùng LL dự bị khá đông mở cuộc phản kích mang tên “Cuộc hành quân Tiên Hiệp”. đánh mạnh vào 2 xã LN, đội du kích xã Tiên Ngọc do đ/c Lê Đức chỉ huy cùng với du kích xã tiên lãnh phối hợp với LLVT tỉnh chủ động phản công đánh địch ở các khu vực sầm đăng, khe gió, nà chói, nà ráy thuộc TL, gây thương vong cho hàng chục binh lính địch , trong đó có viên trung úy Phan Thanh Xuân, tịch thu nhiều vũ khí và các trang thiết bị QS khác. Cuộc hành quân Tiên Hiệp thất bại chúng ta bảo vệ an toàn vùng giải phóng.
Trong cuộc chiến đấu này bên ta có 1 đ/c hy sinh và 1 đ/c bị thương.
Tháng 9 năm 1962 địch, bằng chiến thuật phượng hoàng bay, quân đội sài gòn huy động một LL lớn gồm nhiều binh chủng, BB, PB, có máy bay xe tăng yểm trợ mở cuộc phản kích lần thứ 4 vào vùng giải phóng Lãnh, Ngọc. địch dùng pháo binh bắn cấp tập vào địa bàn 2 xã hòng làm tê liệt sức chiến đấu của quân và dân ta, lúc đầu do hỏa lực địch mạnh, quân đông nên các LLCM và nhân dân rời bỏ địa bàn rút sâu về vùng núi để bảo toàn LL. Sau nhiều đợt phản kích, quan địch đã chiếm được một phan xã TL và TN, chúng cho sáp nhập 2 xã phước lãnh, phước ngọc thành xã phước Châu do Võ Nghi làm xã trưởng, chúng đã dồn dân lập 4 ấp chiến lược tại gò mè, châu chánh, châu bình và đá chẹt và cho xây dựng kiên cố đồn châu chánh làm tiền đồn án ngữ, ngăn chặn LLCM. (chúng luôn bố trí LLTT lên đến 120 quân, gồm 60 lính chính quy, 30 lính bảo an, và 30 nhân dân tự vệ, hệ thông phòng thủ gồm 7 lô cốt cùng hệ thống giao thông hào nối liền với trung tâm chỉ huy, xung
quanh dựng hàng rào dây thép gai. Quân địch ở đồn châu chánh còn được một trung đội đóng chốt tại đá chẹt SS chi viện ngaoì ra , quân địch còn bố trí 2 trận địa pháo tại 2 chi khu quận lỵ hậu đức và tiên phước yểm trợ nếu bị ta tấn công)LL tương đối hùng hậu cho việc bình địch của chúng.
Nhân dân ta bị địch kèm kẹp, trong vùng ấp chiến lược, sống cảnh cá chậu chim lồng.
Sáng ra cổng tên đăng vào sổ
Chiều trở về giặc dở sổ ra
Nghe hơi bắt bớ dò la
Tình nghi lại hỏi đôi ba bốn lần.
Mặt dù sống trong cảnh kìm kẹp khó khăn, nhưng nhân dân ta vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng, sắt son chờ đợi, bắt liên lạc với đội công tác, làm cơ sở bên trong, cung cấp tình hình tiếp tế lương thực, vân động con em người thân thoát ly tìm bắt liên lạc để tham gia hoạt động cách mạng. Cùng với cơ sở bên trong nắm chắc tình hình địch, chuẩn bị đến ngày giải phóng lại quê hương. lực lượng bên trong chúng quản lý là những người có nhiều người thân tham gia hoạt động cho cách mạng ở ngoài, nhưng chúng không hiểu được lòng của họ, chúng thành lập để bảo vệ hậu thuẩn cho chúng. Một số con em của chúng ta buộc phải cầm súng cho giặc, nhưng tấm lòng vẫn luôn hướng về cách mạng với tinh thần “ Súng Mỹ lòng ta” Chờ đợi một ngày nòng súng nã vào đầu bọn chúng giải phóng cho đồng bào.
Ngày 28 tháng 5 năm 1965 LLVT huyện được sự hỗ trợ của tỉnh tổ chức tấn công địch ở phước lâm nhiều ngày, tại Tiên ngọc LLDK do đ/c Võ Tấn Cẩm chỉ huy đã phối hợp với trung đội 402 của huyện tấn công địch tại ấp đá chẹt tiếp đến đánh mạnh vào các chốt điểm còn lại của địch và làm chủ hoàn toàn ấpchâu chánh, gò mè và châu bình phá hủy toàn bộ các ấp chiến lược .. Chúng phải rút quân về đồn Phước Lâm.
Ngay sau khi quân thù bị quýet sạch, chi bộ xã quyết định củng cố lại tổ chức Đảng, chính quyền. MT và tăng cường LL du kích đ/c Lê cửu được giữ chức BT. Đ/c Đỗ thông giữ chức CT, LLDK được củng cố gồm 30 đ/c do đ/c Võ Kim Hoàng làm XĐT, lúc này Tiên ngọc có khoảng 1000 dân từ các khu dồn quay về quê cũ, chi bộ đã chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân làm lại nhà cửa, đào hầm trú ẩn, khai hoang, phục hóa tăng gia sản xuất, rào làng đặt hầm chông xây dựng các chướng ngại vật, chai nhau ngày đâm canh gác để bảo vệ vùng giải phóng.
Vào tháng 3 năm 1969 địch tổ chức một trung đội biệt kích tập kích vào thôn 3 xã Tiên Ngọc. tại đây du kích xã TN đ/c Võ Tấn Cẩm chỉ huy phối hợp với trung đội C7 của huyện do đ/c Thái Viết A chỉ huy quần nhau với địch trong suốt một buổi sáng giành nhau từng tấc đất, bờ đá vườn nhà ông Nam, sau 3 đợt tổ chức tấn công ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn trung đội biệt kích.
Vào tháng 5 năm 1969 Mỹ điều một trung đoàn quân viễn chinh đổ xuỗng xã Đốc Trà My, phối hợp với quân mỹ đang đóng chốt tại Bằng Gia, nà chói Tiên Lãnh có máy bay yểm trợ tiến hành càn quyét xã Tiên Ngọc, chiếm đóng khu vực gò mè và đánh phá Tiên Lãnh. Chúng thường xuyên cho máy bay L19, tàu gáo quần lượn để trinh sát giọi B52 và A37 ném bom, máy bay HU1A bắn phá dữ dội, làm cho cán bộ, du kích và 670 ngườ dân trụ bám của Tiên Ngọc lâm vào tình trạng đói kém, bệnh tật. Tiếp đến giữa tháng 7/1969 quân mỹ điên cuồng tăng cường hỏa lực, tung một LL lớn để càn quyétchúng thực hiện "giết sạch,đốt sạch, phá sạch", trên địa bàn xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, nhiều người bị sát hại, hầu hết nhà cửa, hoa màu của nhân dân bị đốt phá và phần lớn nhân dân bị đưa vào các khu dồn.
Trước tình hình đó, căm thù trước những hành động đầy tội ác của quân đội Mỹn chi bộ xã Tiên Ngọc đã chỉ đạo cho LLDK xã phải quyết tâm đánh địch trả thù cho đồng bào, đ/c đã bị địch sát hại. lực lượng Du kích xã do đ/c Bùi Tấn Điện làm chỉ huy đã phục kích, bất ngờ tấn công đội hình quân Mỹ, tại đồng ống , khi chúng đang tiến hành càn quyet vào thôn, xóm, diệt 5 tên Mỹ, bị đánh bất ngờ quân mỹ hoản loạn, chúng co cụm lại kêu máy bay yểm trợ để rút lui, nhân cơ hội đó đ/c Bùi Văn Hoá xã đội phó đã bắn rơi 1 chiếc máy bay chiến đấu HU1Acủa mỹ .
Vào cuối tháng 7 năm 1969, khi quân mỹ vừa đặt chân xuống dương bồ đã bị du kích xã do đ/c Hồ Nhật Tiến chỉ huy, phối hợp với LLVT huyện tổ chức đánh bất ngờ, buộc chúng phải tháo chạy nhưng bị vướng mìn do du kích đặt trước đó làm một số lính mỹ bị thương vong. Trong năm 1969 cán bộ và nhân dân xã Phước Ngọc (Tiên Ngọc). Được nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng nhì và 1 huân chương quyết thắng hạng nhất.
Bước sang năm 1970, du kích xã Tiên Ngọc cùng với LLVT của huyện và tỉnh thường xuyên tổ chức bao vây đồn châu chánh, Do bị uy hiếp liên tục, quân mỹ phải điều một LL từ hậu đức ứng cứu và sử dụng máy bay tiếp viện. Tại đây Đ/c Lê Văn Gián du kích xã đã dùng súng ga rân bắn rơi một chiếc HUIA . Đối với cánh quân bộ, khi một trung đội địch từ hậu đức kéo sang ứng cứu cho đồn châu chánh gặp LL du kích ta phục kích chặn đánh tại đá chẹt, làm bị thương một số tên. Buộc toán quân này phải quay lại quận lỵ Hậu Đức.
Vào đêm ngày 8/12/1971 một số cán bộ xã đang tổ chức cuộc họp tại nhà đ/c Lê Cửu, có sự tham gia của đ/c Nguyễn Đồng, cán bộ tỉnh cùng 15 đ/c cán bộ xã để đánh giá tình hình, nhận định thủ đoạn mới của kẻ địch và bàn phươg án ứng phó khi quân mỹ rút khỏi TP. Do bị chỉ điểm nên khi cuộc họp đang diễn ra thì địch đưa một trung đội địch tập kích bất ngờ làm 4 đ/c hy sinh, trong đó có đ/c Lê Cửu cùng em ruột là Lê Quyết Thắng và 3 đ/c khác bị thương.
"Gia đình đ/c Lê Cửu có 3 anh em ruột là HUV, gồm Lê Cửu, Lê Quyết Thắng, Lê Xuân Vinh"
Thưa các đồng chí:
Trong những năm tháng chiến tranh đã có nhiều bà mẹ rất dũng cảm như bà Mẹ Nhẫn chồng hy sinh các con đều tham gia lực lượng từ tỉnh đến huyện, đến xã, còn mẹ vẫn trụ bám kiên cường nuôi con nhỏ và động viên giúp đỡ cho LL C7 của huyện cũng như đội công tác phước lâm và lực lượng du kích địa phương mẹ chia sẻ cùng đồng đội chiến sĩ từng miếng cơm, củ khoai và hạt muối, khi anh em đi tác chiến về bị thương mẹ chăm sóc từng miếng cơm, miếng cháo, thậm chí có lúc con cháu của mẹ là chiến sỉ ở ngoài chiến trường mang về biếu mẹ từng liều thuốc bổ mẹ thấy anh em chiến sĩ bị thương đứt chân như đ/c Mùi đội công tác phước Lâm mẹ nhường thuốc cho anh em uống để trợ sức.
Cuối năm 1969 ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức đại hội chiến sĩ thi đua toàn huyện đơn vị lực lượng vũ trang xã Tiên Ngọc gồm có những đ/c sau
1-Đ/c Bùi Tấn Diện Dũng sỉ quyết thắng cấp II
2-Đ/c Hồ Nhật Tiến Dũng sỉ diệt Mỹ cấp II Dũng sỉ quyết thắng cấp III.
3-Đ/c Bùi Văn Hoá Dũng sỉ bắn máy bay
4-Đ/c Lê Gián Dũng sỉ bắn máy bay
5-Đ/c Võ Tấn Cẩm chiến sỉ thi đua và bằng khen của Tỉnh
Trong kháng chiến chống pháp đã có 7 người đi bộ đội và vệ quốc quân.
Trong kháng chiến chống Mỹ Tiên Ngọc có 60 người con thoát ly tham gia vào bộ đội, thanh niên xung phong, người dân Tiên Ngọc đã huy sinh anh dũng ngay trên quê hương và khắp mọi miền đất nước trong đó có: 110 người là LS. 13 Mẹ được phong tặng vinh dự nhà nước MVNAH.
Tác giả:
Ban tuyên giáo Đảng ủy
Nguồn tin:
Ban tuyên giáo đảng ủy
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: