Đề cương tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập các ban xây dựng đảng
Ngày đăng:
16:12 | 25/10
Lượt xem:
91
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập các ban xây dựng đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện chính trị vô cùng trọng đại của cách mạng nước ta. Sau tám tháng thành lập Đảng, ngày 14-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khai mạc tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, trong đó có việc quyết định thành lập Bộ Tổ chức kiêm giao thông - tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng ngày nay. Việc thành lập Bộ Tổ chức kiêm giao thông ngay sau khi thành lập Đảng khẳng định vai trò quan trọng của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ và đảng viên. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã đồng ý lấy ngày 14-10 hằng năm là Ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng và cơ quan tổ chức cấp uỷ các cấp. Ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm và tập trung củng cố, phát triển tổ chức cơ sở đảng, vận động các phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, giáo dục, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp Đảng. Đến tháng 4-1931, Đảng ta đã có 250 chi bộ với hơn 2.400 đảng viên. Nhiều tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng lần lượt ra đời. Sau 15 năm thành lập, với hơn 5.000 đảng viên, nhưng có đường lối chính trị đúng đắn và nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức tài tình, được đông đảo đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Để phục vụ đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, trường kỳ kháng chiến, công tác tổ chức xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp tục coi trọng việc củng cố các tổ chức của Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, xây dựng, phát triển đảng viên và lực lượng vũ trang. Năm 1947, Trung ương ra Chỉ thị thi đua xây dựng Đảng và xây dựng chi bộ tự động. Công tác tổ chức giai đoạn này vừa bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến đấu giữa ta và địch ngày càng ác liệt trên khắp các chiến trường, vừa bảo đảm thực hiện các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về nông dân, nông nghiệp và nông thôn, động viên, tập hợp sức mạnh của cả dân tộc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, góp phần quan trọng vào chiến thắng oanh liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Khi đất nước tạm thời bị chia cắt, miền Bắc tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, công tác tổ chức xây dựng Đảng ở miền Bắc thời kỳ này đi vào kiện toàn tổ chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể; thực hiện “Bốn tốt” ở các chi, đảng bộ cơ sở gắn với cuộc vận động “Ba xây, ba chống”; đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, học sinh miền Nam tập kết. Ở miền Nam, công tác tổ chức chú trọng xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên trung kiên để lãnh đạo và cùng nhân dân miền Nam ruột thịt anh dũng chiến đấu, làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn và cũng là thắng lợi trong công tác tổ chức tài tình của Đảng ta. Hơn 20 năm chiến tranh ác liệt, các cơ quan tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức dù hoạt động ở hậu phương hay tiền tuyến, ở vùng địch tạm chiếm hay vùng giải phóng, dù phải đấu tranh trong các trại giam tàn bạo của nhà tù Mỹ - Ngụy, hay ở những nơi biên cương hẻo lánh, đều tỏ rõ lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng nghìn cán bộ làm công tác tổ chức, số đông là cán bộ, đảng viên trực tiếp hoạt động ở các chiến trường ác liệt đã anh dũng hy sinh góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng chỉ rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong sự lãnh đạo chính trị của Đảng. Sau Đại hội V, công tác tổ chức xây dựng đảng tập trung vào việc củng cố hệ thống tổ chức đảng, tiến hành xây dựng các quy chế làm việc của cấp ủy và tổ chức đảng, đề cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân, khắc phục những yếu kém; kết hợp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc kiện toàn các cơ quan chính quyền, cải tiến tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên; thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương pháp làm việc…
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh giá, bên cạnh những những thành tựu đã đạt được, đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước… Những sai lầm, khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong công tác tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.
Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) đề cập đến đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Hội nghị đã xác định cụ thể các yêu cầu, phương châm và nội dung lớn đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (từ ngày 20 đến 25-1-1994) đã chỉ ra 4 nguy cơ mà công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tổ chức xây dựng Đảng nói riêng phải được nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
Đại hội VIII của Đảng đã tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, rút ra 6 bài học kinh nghiệm, trong đó, có bài học kinh nghiệm về “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Trong nhiệm kỳ khoá VIII, Ban Chấp hành Trung ương đề ra và chỉ đạo nhiều nghị quyết quan trọng, như: Nghị quyết Trung ương 3 về “Chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; về “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh”, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) “về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Những Nghị quyết này đặt nền tảng, tạo ra những tiền đề, những động lực, những mục tiêu cho công tác xây dựng đảng nói chung và công tác tổ chức xây dựng đảng nói riêng có những chuyển biến quan trọng qua các Đại hội lần thứ IX, X, XI của Đảng.
Thưa các đ/c
Cũng ngày này cách đây 86 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, tại Hương Cảng, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về: Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động; Phụ nữ vận động; Quân đội vận; Vấn đề cứu tế và Hội phản đế đồng minh. Trong Nghị quyết của Trung ương chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ, (từ Thành ủy và Tỉnh ủy) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về giới vận động". Từ tháng 10-1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận đăng trên Báo Sự thật số ra ngày 15-10-1949. Chính vì vậy, vào tháng 10-1999, trên cơ sở đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã quyết định lấy ngày 15-10 hàng năm là Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và là “Ngày Dân vận của cả nước”.
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và là nguồn sức mạnh của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay. Đảng ta luôn xác định: Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong điều kiện hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải phát huy cao độ khối đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, từ Đại hội V của Đảng đã xác định "Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng chẳng những không giảm bớt mà còn tăng thêm".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế có những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới. Vì vậy, nhân dân ta phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay. Tăng cường công tác dân vận lúc này chính là tăng cường nhân tố bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Từ khi thành lập đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đặt công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân, tạo thành thành sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; ngay sau khi thành lập, Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta lúc bấy giờ là nước thuộc địa nửa phong kiến, lại là nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã tổ chức cho các đảng viên của mình đi vào các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tuyên truyền vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân, huấn luyện họ đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột đòi dân sinh, dân chủ ở khắp mọi nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên của Đảng đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", tiến hành "ba cùng" với dân, tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lao động và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo tư tưởng của Bác Hồ: "Đem sức ta mà giải phóng cho ta". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã nhất tề đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công, dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ địa vị người nô lệ, nhân dân ta đã trở thành người làm chủ nước nhà.
Sau cao trào cách mạng (1930 - 1931), đến thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), phong trào Phản đế (1939-1941) và phong trào Mặt trận Việt Minh thời kỳ 1941-1945, Đảng ta chủ chương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân và công tác Mặt trận. Quần chúng được tập hợp qua các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp. Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều… đây thực sự là bước phát triển mới trong việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng.
Đứng trước tình hình thế giới và trong nước có những biến động lớn; Đảng ta đề ra chủ trương phát động cao trào quần chúng chống Nhật - Pháp, gấp rút tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền; với khí thế của cả dân tộc bằng bạo lực chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang toàn dân đã đứng lên làm cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945. .
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chứng minh đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn; đó cũng là thắng lợi của nghệ thuật vận động quần chúng; Đảng biết dựa vào dân, tin ở dân, gắn bó với dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức tập hợp và hướng dẫn quần chúng nhân dân đấu tranh giành chính quyền.
Trong suốt 30 năm liên tục (1945 - 1975) của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, bằng niềm tin và sức mạnh toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã góp phần tuyên truyền, vận động, tổ chức những phong trào cách mạng rộng lớn, động viên sức người, sức của, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, nhân dân ta viết nên những trang sử hào hùng.Trong những năm kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng ta đã tổ chức, rèn luyện và hình thành một đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận luôn gắn bó máu thịt với nhân dân ở khắp mọi miền của đất nước. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chịu đựng hy sinh gian khổ, kiên cường bám dân để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao cho. Nhân dân tin tưởng và che chở cho cán bộ khi bị địch truy lùng, chăm sóc chạy chữa khi đau yếu, móc nối khi mất liên lạc và đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi như con em trong gia đình. Trong những năm tháng đó, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, các phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"... đã rầm rộ phát triển, tạo nên bầu nhiệt huyết cách mạng sôi động trong nhân dân cả nước, tất cả vì sự nghiệp độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Công tác dân vận đã góp phần củng cố niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ với tấm lòng son sắt và thủy chung, không gì lay chuyển được.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là thắng lợi của đường lối mở rộng đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Đó là sự thành công của việc xây dựng lực lượng chính trị ngày càng rộng rãi trong mặt trận và các đoàn thể, trong lực lượng vũ trang theo tư tưởng Hồ Chí Minh; “Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân..."; phát huy tới mức cao nhất về lực lượng, trí tuệ và của cải tạo thành sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khi cả nước bước vào thời kỳ mới; công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đứng trước những thuận lợi và khó khăn mới; Đảng ta động viên nhân dân cả nước nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác dân vận đã hướng vào vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị…, tiêu biểu là các phong trào thi đua "Xóa đói, giảm nghèo", "Đền ơn, đáp nghĩa", "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", v.v.. đã đóng góp quan trọng vào các thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, phong trào thi đua "Dân vận khéo" do Ban Dân vận Trung ương phát động đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hưởng ứng, thực hiện; trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, trên cả nước đã xuất hiện hàng chục vạn mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực và những khởi sắc mới trong phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân.
Có thể nói trong giai đoạn này, công tác dân vận của Đảng càng được khẳng định rõ nét cả về lý luận và thực tiễn. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”; phải đặc biệt chăm lo củng cố mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân. Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Đây là sự tổng kết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về công tác vận động quần chúng của Đảng. Nghị quyết 8B nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng của Đảng, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, bốn quan điểm này còn mang tính chiến lược đối với công tác dân vận của Đảng trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng, đó là: (1) Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.; (2) Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; (3) Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; (4) Công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Tại Đại hội VII, Đảng ta xác định phải xây dựng cơ chế để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ra Nghị quyết số 45, Chính phủ ban hành Nghị định số 07, 71, 79 về thực hiện Quy chế dân chủ ở 3 loại hình cơ sở, đến nay có Pháp lệnh 34, Nghị định 87 về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước.
Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành các Nghị quyết về: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác tôn giáo; về công tác dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX) là cụ thể hoá một bước quan điểm, tư tưởng Đại hội IX của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với nội dung và chất lượng mới, chỉ đạo công tác vận động quần chúng trong thời kỳ mới.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã xác định quan điểm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là: “Đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức; trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”.
Bộ Chính trị khóa X đã ra Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị" một lần nữa khẳng định: “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác dân vận. Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên của Đảng có tính chế định về chế độ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính trị nước ta.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” xác định mục tiêu: Củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau đó, ngày 12/12/2013 Bộ Chính trị ban hành 2 quyết định quan trọng: Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội"; Quyết định số 218-QĐ/TW về ban hành "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền". Việc ban hành các Quy chế, Quy định nói trên là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về công tác dân vận; là bước đột phá mới về phát huy dân chủ nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Thưa các đ/c
Tại Hội nghị lịch sử tháng 10/1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) để thông qua Cương lĩnh; Điều lệ Đảng cũng như ban hành các nghị quyết về các nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng đồng thời cũng quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc và tham mưu cho Trung ương Đảng, trong đó có bộ máy Văn phòng cấp ủy và ngày 18/10/1930 là ngày truyền thống nhằm ghi nhận sự trưởng thành và phát triển của cán bộ, đảng viên, nhân viên làm công tác Văn phòng cấp ủy trong cả nước.
Thưa các đ/c
Cuối năm 1948, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khoá I) có Quyết nghị số 29-QN/TW ngày 16/10/1948 thành lập Ban Kiểm tra Trung ương (nay là UBKT TW), đây là cơ quan Kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng chính thức ra đời, gồm 03 đồng chí, do đồng chí Trần Đăng Ninh, UVTW Đảng làm Trưởng ban. Dưới Ban Kiểm tra gồm các phái viên có nhiệm vụ “Đi xuống các Khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát, có đúng không? đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của Đảng”.
Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951-1960), Điều lệ Đảng quy định “Ban Chấp hành Trung ương, các xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu), Thành uỷ, Tỉnh uỷ cử ra một số uỷ viên lập thành Ban Kiểm tra của cấp mình”. Tháng 3 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) cử ra Ban Kiểm tra Trung ương gồm các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Chánh, do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm Trưởng ban, kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ. Đến ngày 25/4/1956, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 263/SL cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ. Tháng 4 năm 1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16-CT/TW quy định: “Về nội dung công tác kiểm tra của Đảng ở các cấp hiện nay chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dướí. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban Thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp uỷ và Uỷ Ban hành chính tiến hành”; từ đó đến nay, Ban Kiểm tra (nay là UBKT) của Đảng và Ban Thanh tra của chính quyền được tách riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960-1976), xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội và đấu tranh thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội III của Đảng chỉ rõ “Phải tăng cường công tác kiểm tra và giám sát của Đảng đối với cán bộ và cơ quan Nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử lý thích đáng đối với những phần tử quan liêu gây tác hại nghiêm trọng cho Đảng và Nhà nước”. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tiếp tục được BCHTW Đảng bầu làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương với 08 đồng chí Uỷ viên.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976-1982): Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đất nước đã hoà bình, thống nhất, thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Về công tác kiểm tra, Đại hội IV nhấn mạnh “Tổ chức chu đáo, thường xuyên và có hệ thống, công tác kiểm tra phải thực hiện đường lối, chính sách, ngăn ngừa xảy ra sai lầm, ngăn ngừa các vụ vi phạm nguyên tắc. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo”. BCH Trung ương đã bầu UBKT Trung ương, số lượng 16 ủy viên; đồng chí Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng, được bầu làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982-1986), văn kiện Đại hội nêu rõ: trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đại hội chỉ rõ: “Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, nhất là trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 09 ủy viên, đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986-1991) quyết định đổi mới toàn diện đất nước, đòi hỏi Đảng nhất thiết phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đại hội yêu cầu mọi tổ chức từ cơ quan Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể quần chúng, mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại không có ngoại lệ, đều phải đặt dưới sự kiểm tra của tổ chức Đảng. BCHTW Đảng đã bầu ra UBKT Trung ương gồm 11 ủy viên, đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991-1996) nhận định “Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng nhưng nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội”. Về công tác kiểm tra, Đại hội quyết định “tăng quyền hạn của UBKT các cấp, chú trọng kiểm tra chấp hành việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, kiểm tra tư cách đảng viên kể cả cấp uỷ viên cùng cấp, xem xét và xử lý kỷ luật đảng viên và các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng”. Hội nghị lần thứ nhất BCHTW bầu UBKT Trung ương gồm 09 ủy viên, đồng chí Đỗ Quang Thắng, UV.BCT, BTTW Đảng được bầu làm Chủ nhiệm.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996-2001): trên cơ sở tổng kết 10 năm đổi mới, tiếp tục đề ra phương hướng phát triển toàn diện đất nước trong giai đoạn mới mà nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về công tác xây dựng Đảng, tiến hành cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhằm làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, khắc phục cho được các khuyết điểm, các biểu hiện yếu kém, tiêu cực. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Đại hội khẳng định: “công tác kiểm tra có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”; “kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết là của cấp uỷ”. Do đó, Điều lệ Đảng đã bổ sung Điều 30 về công tác kiểm tra của các tổ chức đảng và Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 14/02/1998 về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến cơ sở trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Ngoài kiểm tra việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cần tập trung kiểm tra việc chấp hành chính sách của Đảng về phân phối vật tư, tài chính, tiền tệ, thu chi ngân sách, quản lý và sử dụng vốn. Đối với UBKT các cấp ngoài việc kiểm tra thường xuyên theo Điều 32 Điều lệ Đảng, còn tập trung kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra nhằm đấu tranh để khắc phục các hiện tượng tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước và của nhân dân; kiểm tra công tác cán bộ về quy hoạch, đào tạo, bố trí, đề bạt, nhất là đối với cán bộ chủ chốt; kiểm tra trách nhiệm của cấp uỷ, cấp uỷ viên, thường trực cấp uỷ và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội về công tác lãnh đạo có kiểm tra. Lãnh đạo các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của nhân dân. Hội nghị BCH.TW bầu UB.KTTW gồm 09 ủy viên, đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, UV.BCT, được bầu làm Chủ nhiệm.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001-2005) là Đại hội phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới. Đại hội chỉ rõ: “Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp uỷ Đảng, của Uỷ ban kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên”. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 8 ủy viên; đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Chủ nhiệm. Hội nghị lần thứ 7 BCH.TW (khóa IX) đã bầu bổ sung 06 đồng chí vào UBKT Trung ương và bầu đồng chí Nguyễn Văn Chi, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm thay đồng chí Lê Hồng Anh nhận công tác khác.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006-2011), xuất phát từ yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Điều lệ Đảng khoá X đã bổ sung, sửa đổi hai nội dung quan trọng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là: Tổ chức đảng và Uỷ ban Kiểm tra các cấp được giao nhiệm vụ giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương; tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên cho chi bộ cơ sở và dưới cơ sở. Hội nghị lần thứ nhất BCH.TW Đảng bầu UB.KTTW gồm 14 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Chi, UV.BCT, BTTW Đảng được bầu làm Chủ nhiệm.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011-2015) xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng; thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tại Đại hội, Ban chấp hành Trung ương đã bầu UBKT.TW gồm 21 đồng chí. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ nhiệm UBKTTW khóa XI thay đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT.TW khóa X nghỉ hưu theo chế độ.
Đối với hệ thống tổ chức kiểm tra của Đảng ở Miền Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng, do đặc điểm của Cách mạng Miền Nam, trước năm 1969 chưa lập ra cơ quan Kiểm tra chuyên trách mà do đồng chí Bí thư cấp uỷ phụ trách; công tác kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng do cấp uỷ các cấp và chi bộ tiến hành. Đến ngày 14/8/1969, Trung ương cục Miền Nam có Nghị quyết số 13-NQ/TW về việc “Thành lập Ban Kiểm tra các cấp”. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Khu uỷ 5, ngày 15/5/1970 Tỉnh uỷ Quảng Nam có Quyết định thành lập Ban Kiểm tra chuyên trách gồm 07 đồng chí do đồng chí Đỗ Thế Chấp, Phó bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng ban, đến tháng 12/1971 đồng chí Vũ Văn Đoàn, UVTV Tỉnh uỷ được cử làm Trưởng ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cho đến năm 1976. Đại hội Đảng bộ tỉnh QN-ĐN lần thứ 11 vào tháng 12/1976, UBKT Tỉnh uỷ được bầu 7 đồng chí, đồng chí Ngô Hiên, UVTV được bầu làm Trưởng Ban; Đại hội lần thứ 12 và 13, UBKT Tỉnh uỷ được bầu 9 đồng chí, đồng chí Việt Dũng, UVTV Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban; Đại hội lần thứ 14 (10/1986), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu UBKT gồm 07 đồng chí, đồng chí Hồ Thị Kim Thanh - UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm; Đại hội lần thứ 15 (10/1991), UBKT Tỉnh uỷ được bầu 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Minh Hùng, UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm; sau đó do yêu cầu công tác đồng chí Đặng Hữu Tại được bầu bổ sung thay thế đồng chí Nguyễn Minh Hùng cho đến hết nhiệm kỳ; Đại hội lần thứ 16 (4/1996) UBKT Tỉnh uỷ được bầu 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Mai, UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm.
Ngày 12/12/1996, Trung ương quyết định tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, UBKT Tỉnh uỷ lâm thời được chỉ định gồm 7 đồng chí do đồng chí Hồ Văn Điều, UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (10/1997), đồng chí Hồ Văn Điều UVTV Tỉnh uỷ tiếp tục được bầu Chủ nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ; Đại hội lần thứ 18 (12/2000), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu UBKT gồm 8 đồng chí, đồng chí Trần Anh Thắng, UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm; Đại hội lần thứ 19 (tháng 12/2005) UBKT Tỉnh uỷ được bầu 7 đồng chí, đồng chí Thái Văn Lữ UVTV Tỉnh uỷ làm Chủ nhiệm, sau đó bầu bổ sung 4 đồng chí, nâng tổng số UV.UBKT Tỉnh ủy lên 11 đồng chí. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 (nhiệm kỳ 2010-2015) UBKT Tỉnh ủy được bầu 11 đồng chí, đồng chí Đoàn Văn Viên, UVTV Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm.
Cùng với tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng, Đảng bộ huyện Tiên Phước, trước năm 1970, đồng chí Bí thư Huyện uỷ đảm nhiệm công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng, chưa có cán bộ chuyên trách. Năm 1971, thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc kiện toàn bộ máy kiểm tra các cấp, đối với cấp huyện không cử UBKT mà phân công đồng chí Bí thư hoặc trưởng ban Tổ chức trực tiếp phụ trách và 01 cán bộ chuyên trách kiểm tra; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phân công đồng chí Lưu Văn Chính, Bí thư Huyện uỷ trực tiếp làm Trưởng ban Kiểm tra, đến tháng 7/1973 do bị thương, đồng chí Lưu Văn Chính phải đi viện điều trị; đồng chí Bùi Hồng Việt, Tỉnh ủy viên được cử làm Bí thư Huyện ủy và làm Trưởng ban Kiểm tra (1973-1974), sau đó đồng chí Lưu Văn Chính về tiếp tục làm Bí thư kiêm Trưởng ban Kiểm tra của Đảng bộ huyện. Giai đoạn 1971-1975, đồng chí Hồ Nghệ, HUV được phân công làm Phó ban Kiểm tra chuyên trách.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 6 (1975-1979), ngày 27/01/1976 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Phước, lần đầu tiên chính thức bầu ra Ban Kiểm tra Đảng với số lượng là 03 ủy viên; đồng chí Trần Văn Thiều, UVTV Trưởng ban Tổ chức Huyện uỷ được bầu kiêm giữ chức Trưởng ban Kiểm tra; đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Các làm Phó ban. Đại hội lần thứ 7 của Đảng bộ huyện (9/1979-1982) Ban Kiểm tra Huyện ủy tiếp tục được bầu 3 đồng chí, đồng chí Trần Văn Thiều, UVTV được bầu làm Trưởng ban, đồng chí Trương Thành Được làm Phó ban.
Các kỳ Đại hội lần thứ 8 (1982-1986), lần thứ 9 (1986-1989) và lần thứ 10 (1989-1991), đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Các được bầu UVTV và bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Cảnh, HUV làm Phó chủ nhiệm từ năm 1982 (khoá 8) đến năm 1997 (khoá 12), sau đó đồng chí Cảnh được điều động về công tác tại UBKT Tỉnh uỷ.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 11 (1991-1996), lần thứ 12 (1996-2000), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu đồng chí Trần Thanh Thu vào UVTV và bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ, đến tháng 12 năm 1998, do yêu cầu công tác, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu bổ sung đồng chí Võ Thanh Hải vào UVTV và bầu giữ chức Chủ nhiệm, đồng chí Trần Thanh Thu nhận nhiệm vụ mới; đồng chí Nguyễn Văn Hùng làm Phó chủ nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 (2000-2005) và lần thứ 14 (2005-2010), đồng chí Võ Thanh Hải liên tiếp được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu UVTV - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra, đồng chí Trần Ngọc Quang, HUV được bầu Phó chủ nhiệm và đến Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 15 (2010-2015), đồng chí Võ Thanh Hải nghỉ hưu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu đồng chí Trần Tâm, UVTV làm Chủ nhiệm UBKT, đồng chí Trần Ngọc Quang, HUV được bầu làm Phó chủ nhiệm, đến tháng 01/2012 Huyện ủy bầu bổ sung thêm 01 Phó chủ nhiệm UBKT là đồng chí Tạ Xuân Thành. đại hội Đảng bộ huyện lầ thứ 16 nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu đ/c Phan văn Dương UVTV-Chủ nhiệm UBKTHU.
71 năm qua, ngành Kiểm tra Đảng nói chung, 49 năm ra đời UBKT Tỉnh ủy, Huyện uỷ và cơ sở nói riêng, luôn ý thức được rằng: Công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, thường xuyên lấy đó làm mục tiêu để xây dựng phương hướng, chương trình hành động của Ngành. Trải qua các thời kỳ cách mạng, kể cả những thời điểm gay go, quyết liệt nhất, đội ngũ các thế hệ cán bộ kiểm tra luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, bền bỉ phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng, UBKT đã thường xuyên thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do cấp uỷ phân công; phối hợp với các Ban xây dựng Đảng tham mưu và tích cực phục vụ cho cấp uỷ triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đồng thời tham mưu giúp cấp uỷ tổ chức kiểm tra, giám sát các chuyên đề về chấp hành, thực hiện cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, chị thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng; quản lý và sử dụng đất đai, quản lý bảo vệ rừng; việc thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng; kiểm tra việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh,...
Với những công việc mà Uỷ ban kiểm tra các cấp đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ cũng như công tác tham mưu cho cấp uỷ đã luôn thể hiện được tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động công tác kiểm tra là “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” với phương châm “Công minh, chính xác, kịp thời”; vừa có tác dụng góp phần tích cực vào củng cố tổ chức, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đảng làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung.
Tự hào với truyền thống vẻ vang ngày truyền thống ngành kiểm tra, văn phòng Đảng ủy, công tác dân vận và công tác tổ chức xây dựng đảng, trong suốt chặng đường vừa qua, các thế hệ cán bộ UBKT, dân vận, tổ chức và văn phòng Đảng ủy luôn ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để hoàn thành tốt công tác chuyên môn của ngành và các nhiệm vụ được cấp ủy giao
Nhân dịp ngày gặp mặt truyền thống hôm nay, chúng ta rất phấn khởi và tự hào về những kết quả đạt được, nhưng bên cạnh đó cũng tự giác thấy rằng hoạt động công tác xây dựng đảng thời gian qua còn một số mặt hạn chế như: năng lực nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của một số cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới; hiệu quả công tác đạt được chưa cao; nguyên tắc, quy trình, thủ tục thực hiện một số cuộc kiểm tra, giám sát của UBKT có mặt còn sai sót; công tác kiểm tra, giám sát của các Chi bộ chưa được thực hiện thường xuyên, công tác dân vận vận động quần chúng còn chung chung, phối hợp chưa đồng bộ, công tác văn phòng, tổ chức xây dựng Đảng chưa đáp ứng với yêu cầu công tác hiện nay.
Để tiếp tục phát huy ưu điểm và khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, các ban xây dựng đảng của Đảng ủy xã trong thời gian đến sẽ quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt những nội dung sau:
Về công tác KTGS, công tác văn phòng. Thường xuyên nắm vững phương hướng, phương châm về công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; nắm vững nhiệm vụ của UBKT thực hiện đúng chức năng và phạm vi trách nhiệm của mình.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
Cán bộ ngành Kiểm tra của Đảng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, vừa làm tròn nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, vừa là cơ quan tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp uỷ nhận xét, đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy, phát hiện làm rõ các thiếu sót, khuyết điểm, để uốn nắn, khắc phục; kiểm tra, kết luận, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp có sai phạm, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh./.
Thực hiện tốt công tác sinh hoạt chi bộ theo đung tinh thần chỉ thị số 10 của Bộ chính trị, hướng dân 12 của Ban tổ chức trung ương, trong sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo được tính lãnh đạo, tính chiến đấu và tính giáo dục mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự trao dồi đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cự làm trong sạch nội bộ Đảng. Thường xuyên làm tốt công tác, bồi dưỡng đạo tạo dự nguồn công tác cán bộ và làm tốt công tác phát triển Đảng viên.
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là của cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội về phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; để từ đó, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị" đã được Bộ Chính trị khóa X ban hành. Không ngừng củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
***
Tác giả:
Ban tuyên giáo Đảng ủy
Nguồn tin:
Ban tuyên giáo đảng ủy
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: