Thực hiện tốt có hiệu quả công tác dân vận của Đảng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ Chính trị của địa phương
Ngày đăng:
14:05 | 15/10
Lượt xem:
44
Kỷ niệm ngày truyền thông công tác Dân vận
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với thành bại của cách mạng. Tư tưởng đó được Người thể hiện sinh động trong tác phẩm “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949, 93 năm đã qua, tác phẩm “Dân vận” của Người vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân vận của Đảng hiện nay.
Ngay phần mở đầu, Bác viết: “Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại” lời nhận định của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, vì trên thực tế, có nhiều cán bộ ở các địa phương hiện nay chưa hiểu đúng và chưa thực hiện đúng, thực hiện chưa tốt công tác dân vận. Người khẳng định bốn vấn đề cốt tử của công tác dân vận: Nước ta là nước dân chủ; dân vận là gì?; ai phụ trách dân vận, dân vận phải thế nào. Với cách đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, nhưng Người đã đề cập một cách toàn diện những nguyên lý cơ bản nhất trong công tác dân vận của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Chữ “dân” được Người nhắc đến nhiều lần trong từng câu, đó là nguyên lý cơ bản để xây dựng những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. “Dân vận là gì”, Bác lưu ý, “không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. Về vấn đề “Ai phụ trách dân vận”, Người nhắc việc “cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu”. Giải thích, đó là cách tốt nhất để dân hiểu đúng, làm đúng, ủng hộ cách mạng, ủng hộ đường lối kháng chiến. Và khi dân đã thông rồi thì phải “đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ, v.v..”. Đặc biệt, yêu cầu của Người đối với cán bộ làm công tác dân vận là “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, “phải thật thà nhúng tay vào việc” trở thành những phẩm chất, tác phong không thể thiếu đối với mỗi cán bộ dân vận. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(6).
Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3-6-2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, đã nêu rõ, tăng cường lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan thông tin đại chúng; mở rộng các kênh thông tin truyền thông, đối thoại trực tiếp với nhân dân, góp phần giải tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã hội; người làm công tác dân vận phải có phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Hiện nay, tham nhũng, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác đang ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng. Vì vậy, đẩy mạnh việc phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lợi ích nhóm, xa hoa, lãng phí chính là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, để người dân được nói, được thể hiện quyền, chính kiến của mình, góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đối với cán bộ và tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, trước hết, cán bộ, đảng viên phải quan tâm và ra sức làm tốt công tác dân vận; phải tiếp tục chăm lo xây dựng tổ chức, bộ máy nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trung thành, hết lòng vì nhân dân. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận cần được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, sát thực tiễn, hợp lòng dân, vì lợi ích của nhân dân. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận, nhất là cán bộ tham mưu cấp chiến lược là việc hệ trọng. Cán bộ chính quyền hay cán bộ đoàn thể đều phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, chia sẻ công việc cụ thể, rõ ràng và thực hiện tốt công việc của mình, vì nhân dân, vì Đảng. Với tinh thần ấy, Đảng ta đề ra 5 quan điểm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới:
1. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.
2. Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
3. Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
4. Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội làm tham mưu và nòng cốt.
5. Nhà nước tiếp tục thể chế hóa quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện tốt công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
Tác giả:
Lê Văn Sơn
Nguồn tin:
Đảng ủy xã
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
- Hội phụ nữ - Hội nông dân xã tổ chức diễn đàn đối thoại giữa Ban thường vụ Đảng ủy xã với hội viên, gặp mặt kỷ niệm 93 năm thành lập hội, tuyên dương, khen thưởng cho hội viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào nông dân, phụ nữ năm 2023 ( Ngày đăng: 16:04 | 14/10 )
- Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ( Ngày đăng: 15:31 | 14/10 )
- Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ( Ngày đăng: 15:26 | 14/10 )
- THANH NIÊN TIÊU BIỂU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” ( Ngày đăng: 15:18 | 14/10 )
- Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ( Ngày đăng: 15:14 | 14/10 )
- Triển khai công tác cải cách hành chính ( Ngày đăng: 7:12 | 11/10 )
- Chi bộ quân sự tổ chức lễ kết nạp đảng viên ( Ngày đăng: 7:07 | 11/10 )
- Tình nguyện vì đàn em thân yêu ( Ngày đăng: 16:07 | 20/08 )
- Hội nông dân xã tổ chức ngày thứ 6 trong dân tại chi hội 5 ( Ngày đăng: 15:59 | 04/08 )
- Công đoàn xã Tiên Ngọc và Công đoàn xã Tiên Hiệp tổ chức gặp mặt đoàn viên công đoàn 2 xã nhân kỷ niệm 94 năm thành lập công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023) ( Ngày đăng: 7:47 | 02/08 )