Chi tiết tin

Văn hóa ứng xử điều cần suy ngẫm

Ngày đăng: 7:42 | 26/10 Lượt xem: 68

Văn hóa ứng xử điều cần suy ngẫm

Ở nước ta, dưới các triều đại phong kiến, văn hóa ứng xử chịu ảnh hưởng của Nho giáo, một học thuyết luân lý nhập thế rất sâu, tạo nên những áp lực tinh thần, tâm lý, niềm tin của con người trong hàng nghìn năm. Đối với vua là trung quân ái quốc, đối với cha mẹ là hiếu lễ, thầy giáo là đối tượng được tôn vinh ở vị trí thứ hai sau vua và trước cha (quân, sư, phụ). Nho giáo coi lễ là hạt nhân của tư tưởng thống trị, là danh phận của đẳng cấp phong kiến. Lễ trong quan niệm của Khổng Tử là sửa mình, khôi phục lễ là nhân (khắc kỷ, phục lễ vi nhân). Các nhà tư tưởng Nho giáo chủ trương cai trị dân bằng lễ (lễ trị), bởi tiêu chí của giai cấp thống trị bắt mọi người phải làm đúng giáo huấn, những kỷ cương: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. Thật nghiệt ngã đối với con người. May thay, song song với học thuyết đạo nho, nước ta có một nền văn hóa dân gian sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo, với triết lý bình dân trong văn hóa ứng xử. Nói về truyền thống nhân nghĩa chúng ta có câu:
Tình sâu nghĩa nặng, tình làng nghĩa xóm, thấu lý đạt tình; lý giải về ý thức cộng đồng, người dân ta viện dẫn: chung lưng đấu cật, một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao, đông tay hơn hay làm; giá trị của lòng bao dung, sự khoan hòa, tâm lý sống bình yên được kết tinh qua nhiều thành ngữ: thương người như thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, vì tình, vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy, an cư lạc nghiệp, an khang hạnh phúc...
Rồi: Bán anh em xa, mua xóm giềng gần
Tối lửa, tắt đèn có nhau
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Văn hóa chỉ rất riêng nên chúng ta cần phải chắt lọc trong kho tàng văn hóa dân tộc, những nét riêng, đẹp vốn có mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mà giữ lại, những cái cũ, lạc hậu nên bỏ và cũng nên giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ; phải biết nâng niu, gìn giữ những nét đẹp quí báu của dân tộc, những nét riêng cho mình.
Ví như:
Thương nhau củ ấu cũng tròn
Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo
Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Thương nhau, thương cả đường đi lối về
Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng
Rồi có những câu ca dao, tục ngữ mang tính chất giáo dục sâu sắc. như:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Giấy rách phải giữ lấy lề
Đói cho sạch, rách cho thơm
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Các cụ xưa đã dạy:
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Những điều tưởng như đơn giản song cũng cần phải học và có lẽ học suốt đời vẫn chưa xong. Học để làm gì, vâng học để làm người, người tốt cho bản thân, gia đình và cho xã hội; cái sự ăn sự nói tưởng chừng như đơn giản, dễ làm nhưng thực ra cũng phải học và học từ nhỏ đến lớn. Ông cha ta đã dạy; ăn trông nồi, ngồi trông hướng đó sao, hay uốn lưỡi bảy lần trước khi nói: chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy người chiến sĩ cách mạng phải: Suy nghĩ trước khi cầm bút, bình tĩnh sáng suốt lúc gian nguy. Có như vậy chúng ta mới giải quyết công việc một cách sáng suốt và hợp lý được; văn hóa là vô bờ, như thế nào là văn hóa thật khó lý giải, song trong mỗi chúng ta phải sống hết mình, trung thực, tận tâm với công việc, cư xử đúng mực, biết nhường nhị, chia sẻ, kính trên nhường dưới, đó chẳng là văn hóa đó sao.

Tác giả: Lê Văn Sơn

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)  
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)  
Mã xác nhận (*)
 

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Thông báo


Thăm dò ý kiến


Xin bạn cho ý kiến về cổng thông tin của chúng tôi ?




Kết quả bình chọn

Xin bạn cho ý kiến về cổng thông tin của chúng tôi ?

Bình thường
 
23.8%
5 Phiếu
Đẹp, tiện lợi tra cứu
 
47.6%
10 Phiếu
Cần chỉnh sửa thêm
 
28.6%
6 Phiếu
Tổng cộng: 21 Phiếu
X

LIÊN KẾT WEBSITE

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TIÊN NGỌC, HUYỆN TIÊN PHƯỚC
Địa chỉ: Xã Tiên Ngọc - Tiên Phước - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập